Bệnh rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh
Bệnh thường gặp

Bệnh rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh

Rối loạn tiêu hóa (tên tiếng Anh là Despepsia) là một bệnh không gây tử vong nhưng gây nên những bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh như đau bụng, đầy hơi, đại tiện bất thường. Rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính (1) (2) .

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng co thắt bất thường của những cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, rối loạn đại tiện.

2. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh rối loạn tiêu hóa, dưới đây là những nguyên nhân chính các bạn có thể thảm khảo:

  • Rối loạn trong bài tiết serotonin – tiết hợp của dây thần kinh chạy dọc ống tiêu hóa.
  • Dư thừa khí Methane trong ruột non và ruột già.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm nhiều tinh bột khiến cho men tiêu hóa tăng mạnh, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, ợ chua. Việc chuyển chế độ ăn uống quá đột ngột (kể cả chuyển sang chế độ ăn uống hợp lý hơn) cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Ví dụ chuyển từ ăn mặn (nhiều thịt, cá) sang chế độ ăn chay trường, chuyển từ ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn sàng chế độ ăn nhiều rau xanh.
  • Lạm dùng trà xanh, ngũ cốc, củ quả. Đây đều là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ gây rối loạn tiêu hóa.
  • Mất cân bằng hệ vi sinh trong ruột: Tỷ lệ cân bằng là 15% vi khuẩn gây hại : 85% vi khuẩn có lợi. Nếu tỷ lệ cân bằng này bị phá vỡ sẽ gây nên hiện tượng loạn khuẩn đường ruột.
  • Nghén trong quá trình mang thai.
  • Stress, căng thẳng hoặc các yếu tố tâm lý bất lợi khác.
  • Do một số bệnh về đường tiêu hóa như: loét dạ dày, viêm tá tràng, viêm đại tràng co thắt, viêm ruột thừ cấp…

3. Triệu chứng

Bệnh rối loạn tiêu hóa thường có những triệu chứng dưới đây:

  • Đại tiện không đều đặn, rối loạn đại tiện (táo bón hoặc tiêu chảy).
  • Phân nát, có màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh.
  • Đau bụng: Tùy theo mức độ của bệnh, có thể đau nhẹ, đau thắt từng cơn hoặc đau quằn quại. Cơn đau thường xuất hiện ở bên trái, vùng bụng dưới và có thể lan sang sau lưng..
  • Bụng căng, ợ hơi.
  • Ợ chua, đắng miệng, hôi miệng.
  • Buồn nôn và nôn

4. Chữa bệnh tại nhà

Trong bài viết này chia sẻ những phương pháp hỗ trợ chữa bệnh rối loạn tiêu hóa tại nhà:

Sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, sữa chua còn giúp bổ sung men tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Kim chi

Kim chi giúp thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn trong các cơ quan tiêu hóa, đồng thời chứa 1 lượng lớn chất xơ giúp hạn chế táo bón

Ngũ cốc nguyên hạt

Loại thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, góp phần đẩy lùi rối loạn tiêu hóa

Chuối

Chuối góp phần phục hồi các chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng khi bị rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, chuối cũng chứa hàm lượng lớn Kali và các chất điện giải, giúp bổ sung các chất này trong trường hợp tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa

Gừng

Gừng giúp giảm triệu chứng nôn và buồn nôn do rối loạn tiêu hóa, đồng thời giữ ấm bụng, đẩy lùi các cơn đau bụng.

Thịt nạc và cá

Nên thay thế các loại thịt có màu đỏ bằng thịt có màu trắng như thịt nạc và cá để cung cấp nguồn protein cho cơ thể. Thịt có màu đỏ có nhiều chất béo, sẽ lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, làm bệnh rối loạn tiêu hóa thêm nặng và khó chữa.

5. Phòng bệnh

Để phòng bệnh rối loạn tiêu hóa, có 1 chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh:

  • Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Hạn chế 1 số thực phẩm gây sình bụng như: tỏi, hành tây, bắp cải, cà phê, thực phẩm giàu fructose và sorbitol…
  • Hạn chế rượu, bia, chất kích thích… gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung nhiều chất xơ bằng rau xanh, hoa quả… Đặc biệt cần thiết với bệnh nhân táo bón do rối loạn tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước, đảm bảo uống đủ 1.5l – 2l nước/ngày.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn, nâng cao sức đề kháng bản thân.

Related posts

Bệnh viêm đại tràng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Quang Thắng

Bệnh viêm nội tâm mạc – Những điều cần biết và thực phẩm hỗ trợ điều trị

Quang Thắng

Bệnh xơ gan và các phương pháp điều trị tại nhà

Quang Thắng

Để lại bình luận