Bệnh rung nhĩ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà
Bệnh thường gặp

Bệnh rung nhĩ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Bệnh rung nhĩ không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nó là một vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời, bởi để lâu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hại như đột quỵ, thậm chí là các biến chứng dẫn đến tử vong và tàn phế suốt đời. Vậy bệnh rung nhĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh rung nhĩ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh rung nhĩ là gì?

Rung nhĩ là một trường hợp rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Khi rung nhĩ xảy ra, hai tâm nhĩ đập hỗn loạn (thường trên 200 lần một phút) và không thể phối hợp được với hai tâm thất bên dưới. Người bệnh mắc phải bệnh rung nhĩ thường hay bị hồi hộp đánh trống ngực, khó thở và mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Rung nhĩ được chia làm hai loại là rung nhĩ kịch phát và rung nhĩ mạn tính. Với rung nhĩ kịch phát, các triệu chứng xảy ra không thường xuyên, và trong thời gian ngắn từ vài phút đến vài giờ. Với rung nhĩ mãn tính, nhịp tim luôn đập nhanh một cách bất thường và kéo dài thường xuyên.
Người bình thường có nhịp tim đập trong phạm vi từ 60 đến 100 nhịp một phút. Trong khi đó bệnh nhân mắc bệnh rung nhĩ, nhịp tim có thể nằm trong khoảng từ 100 đến 175 nhịp.

Một số triệu chứng phổ biến

  • Tim đập nhanh
  • Đau ngực
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Tụt huyết áp
  • Cơ thể mệt mỏiNếu có bất kì triệu chứng nào của bệnh rung nhĩ, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Nếu để lâu, bạn có thể sẽ gặp phải một số biến chứng không mong muốn.

Một số biến chứng của bệnh

Bệnh rung nhĩ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, trong số đó có thể kể đến nguy cơ tai biến mạch máu não. Theo một số nghiên cứu, bệnh nhân bị mắc bệnh rung nhĩ sẽ có nguy cơ gặp phải tai biến mạch máu não lớn hơn 5 lần so với người bình thường.
Bệnh nhân càng lớn tuổi, nguy cơ mắc phải bệnh càng cao. Ngoài ra nếu bệnh nhân có thêm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường, tăng huyết áp,… thì nguy cơ này còn lớn hơn nữa.
Ngoài ra, rung nhĩ nặng cũng có thể dẫn đến suy tim, khiến cho tim không đủ khả năng bơm máu để đi nuôi cơ thể.

Nguyên nhân

Tăng huyết áp.
Các bệnh lý về tim như: khuyết tật tim bẩm sinh, hở van tim, …
Sử dụng các chất kích thích như caffein, thuốc lá, rượu bia,…
Bệnh viêm phổi, bệnh nút xoang,…
Tuyến giáp hoạt động quá mức

Bệnh rung nhĩ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà
Bệnh rung nhĩ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Nhiễm vi rút.
Tiền sử gia đình có người bị bệnh rung nhĩ
Chứng ngưng thở khi ngủ
Đặc biệt, chứng ngưng thở khi ngủ, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh rung nhĩ, xuất hiện ở rất nhiều người. Dấu hiệu thông thường chứng ngưng thở khi ngủ là việc ngừng thở trong một thời gian ngắn khi đang ngủ. Việc này có thể dẫn đến suy yếu tim bởi tim phải làm việc chăm chỉ hơn để bù đắp lượng oxy bị mất đi khi ngừng thở.

Các triệu chứng thường gặp
Ngáy trong khi ngủ.
Ban ngày ngủ quá nhiều.
Tự thức dậy vào ban đêm vì ngáy hoặc thở bất thường.

Những thói quen cần tránh
Bệnh nhân mắc bệnh rung nhĩ cần chú ý để loại bỏ những thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh có thể dẫn đến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Không nên uống nhiều hơn hai đồ uống có cồn mỗi ngày. Những người trên 65 tuổi không nên uống quá một ly rượu mỗi ngày. Theo một nghiên cứu, những người nghiện rượu vừa phải đến nặng có nguy cơ mắc phải bệnh rung nhĩ nhiều hơn người không uống rượu 1,35 lần.

Tiêu thụ nhiều caffein vì 4 tách cà phê (tương đương 400mg caffein) là giới hạn an toàn mà con người nạp vào cơ thể trong một ngày.

Dùng thuốc ho và thuốc chống cảm lạnh có chứa các chất kích thích như dextromorphan hoặc promethazine-codeine.
Một số người nhạy cảm với các loại thuốc và các chất phụ gia hơn những người khác. Chính vì vậy sau khi uống thuốc hoặc tiêu thụ loại thức ăn nào mà thấy dấu hiệu tim đập nhanh bất thường, bạn nên tìm ngay đến bác sĩ để được nhận những lời khuyên tốt nhất.

Chẩn đoán và điều trị

Nếu phát hiện mình mắc phải một trong những dấu hiệu của bệnh rung nhĩ, bạn cần đi chẩn đoán bằng điện tâm đồ hoặc siêu âm tim. Việc siêu âm tim bên cạnh phát hiện ra bệnh rung nhĩ còn có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý về tim khác như bệnh van tim.
Bệnh rung nhĩ có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa như uống thuốc, hoặc bằng phương pháp đốt điện rung nhĩ như can thiệp nội mạch. Ngoài ra bệnh nhân mắc bệnh rung nhĩ có thể phẫu thuật để chữa bệnh.

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp điều trị trên, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để điều trị bệnh rung nhĩ tại nhà. Mặc dù những phương pháp này chưa được nghiên cứu một cách rộng rãi, tuy nhiên, tác động của nó trong việc giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh rung nhĩ đã được ghi nhận.

Châm cứu
Châm cứu là một phương pháp được tiếp cận từ y học cổ truyền Trung Quốc, có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát được nhịp tim của mình. Việc châm những chiếc kim nhỏ lên các điểm cụ thể trên cơ thể có thể giúp thúc đẩy dòng chảy năng lượng và kiểm soát các vấn đề về nhịp tim.

Bệnh rung nhĩ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà
Bệnh rung nhĩ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Yoga
Yoga là việc thực hành hơi thở, thiền và các tư thế cơ thể. Theo một nghiên cứu, việc tập luyện yoga thường xuyên trong 3 ngày một tuần, mỗi ngày một giờ đã giảm đáng kể số lượng các đợt rung nhĩ.

Thiết lập lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Chính vì vậy, để phòng ngừa và tránh nguy cơ mắc phải bệnh rung nhĩ, bạn nên tự luyện cho bản thân những thói quen tốt như thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt và tập thể dục thường xuyên

Bệnh rung nhĩ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà
Bệnh rung nhĩ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Tránh đồ uống có cồn và caffein
Tránh tình trạng huyết áp cao bằng sử dụng thuốc hoặc bằng các biện pháp tự nhiên
Theo Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ, người mắc phải bệnh rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với người không có tiền sử về bệnh tim. Do vậy, bằng cách tự điều chỉnh các thói quen và thiết lập một cuộc sống lành mạnh để ngăn ngừa các biến chứng tim, bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Related posts

Đi cầu ra máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Quang Thắng

Bệnh viêm da cơ – Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị tự nhiên

Quang Thắng

Những nguy hiểm của hội chứng tiểu não

Quang Thắng

Để lại bình luận