Bệnh thoái hóa khớp – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và những cách chữa bệnh tại nhà
Bệnh thường gặp

Bệnh thoái hóa khớp – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và những cách chữa bệnh tại nhà

Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) trong số các bệnh về xương khớp gặp ở Việt Nam, thoái hóa khớp chiếm đến 10.41%. Trong đó, số người trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (60% đế 90%)

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là hiện tượng lão khóa khớp, dẫn đến sụn khớp phải chịu áp lực quá tải, kéo dài. Thoái hóa khớp có biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau cột sống mạn tính, đau khớp và không có các triệu chứng của viêm

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh

  • Do sự thoái hóa của tế bào sụn: Tế bào sụn là loại tế bào không có khả năng sinh sản và tái tạo. Do vậy, khi lớn tuổi, tế bào sụn sẽ giảm và mất dần chức năng tổng hợp collagen và mucopolysaccarit, khiến cho sụn giảm dần tính đàn hồi, khả năng chịu lực kém
  • Dị dạng bẩm sinh, khiến tỷ nén của khớp và cột sống bị thay đổi
  • Các biến dạng thứ phát do chấn thương
  • Tăng tải trọng lên khớp do béo phì hoặc do mang vác vật nặng thường xuyên, kéo dài
  • Do di truyền: Do cơ địa vùng khớp già sớm
  • Do yếu tố nội tiết: Thường gặp là loãng xương do nội tiết, hiện tượng mãn kinh ở phụ nữ, tiểu đường
  • Do chuyển hóa: Bệnh da sạm màu nâu, bệnh gout

Biểu hiện

Biểu hiện đầu tiên của bệnh thoái hóa khớp là người bệnh bị cứng khớp, mỗi lần kéo dài khoảng 15 phút. Sau đó, hiện tượng đau khớp tăng khi vận động và khi nghỉ ngơi sẽ giảm. Bệnh thường biểu hiện rõ nhất ở các vị trí sau: cột sống, ngón tay, khớp gối, khớp háng, khớp cổ và khớp gót chân.
Thoái hóa khớp cột sống
Biểu hiện là đau lưng nhiều vào buổi sáng, sau đó có thể sẽ đau kéo dài cả ngày. Thoái hóa cột sống, gai cột sống thường gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, gây ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến cho người bệnh có thể đau từ lưng xuống chân.
Thoái hóa khớp ngón tay
Biểu hiện là cứng và đau các khớp ngón tay. Thoái hóa khớp ngón tay là bệnh do di truyền và thường gặp ở phụ nữ mãn kinh.
Thoái hóa khớp gối
Biểu hiện của thoái hóa khớp gối là người bệnh gặp khó khăn khi đứng dậy nếu đang ngồi xổm, có khi phải bám vào vật thể mới có thể đứng dậy, chân có thể bị tê, cơn đau nặng hơn khi đi lại, gấp chân và ngồi xổm.
Thoái hóa khớp háng
Khớp háng chịu trọng lượng cơ thể nhiều nhất, nên khi bị thoái hóa sẽ có khiến người bệnh đi lại khó khăn, đau vụng bẹn và đùi, đau nặng hơn khi cử động, đứng lâu.
Thoái hóa khớp cổ
Người bệnh thường đau, mỏi sau gáy, có thể lan đến cánh tay, cổ cánh tay, lưng, vai và ngực. Thoái hóa khớp cổ thường gặp ở độ tuổi trên 40.
Thoái hóa khớp gót chân
Biểu hiện là sự thốn ở gót chân sau khi ngủ dậy, sẽ hết khi đi lại khoảng vài chục mét.

Bệnh thoái hóa khớp – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và những cách chữa bệnh tại nhà
Bệnh thoái hóa khớp – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và những cách chữa bệnh tại nhà

Điều trị thoái hoá khớp bằng thực phẩm tự nhiên

Nấm hương và mộc nhĩ
Hai loại thực phẩm này đều có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp ở người cao tuổi, chống lão hóa.
Cà rốt, ớt đỏ
Hai loại thực phẩm này giàu vitamin A và vitamin E – cần thiết cho việc bảo vệ đầu xương và bao khớp.
Bơ, đậu nành
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung bơ và đậu nành giúp kích thích các tế bào sụn sản sinh ra collagen, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Lá ngải cứu
Dùng là ngải cứu chườm nóng có thể giảm các cơn đau do thoái hóa khớp. Cách làm như sau: Rang lá ngải cứu tươi cùng 1 chút muối hạt to cho nóng già, sau đó bọc lại bằng vải mỏng và chườm trực tiếp nên vùng bị đau do thoái hóa khớp.

Biện pháp phòng tránh

 

  • Duy trì cân nặng ổn định, phòng tránh tăng cân không kiểm soát, béo phì
  • Vận động thường xuyên và vừa sức: Nên tập thể thao, tập gym hoặc yoga định kỳ để khí huyết lưu thông dễ dàng và ổn định, tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp.
  • Đồng thời việc tập luyện cũng giúp cơ bắp khỏe mạnh, giảm lực đè nén lên các khớp xương
  • Luôn giữ cơ thể ở thư thế thẳng, cân bằng
  • Hạn chế mang vác nặng quá sức
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như: tôm, các, xương lợn…

Related posts

Enzym catalase có vai trò gì đối với cơ thể sống

Quang Thắng

Bệnh nhân viêm gan B viêm gan C không nên ăn gì?

Quang Thắng

Đi cầu ra máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Quang Thắng

Để lại bình luận