Bệnh trào ngược dạ dày thực quản- Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà
Bệnh thường gặp

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản- Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác do các triệu chứng khá giống nhau. Bệnh còn có tên gọi khác là thực quản trào ngược do biến chứng thường gặp nhất là gây viêm thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng chất dịch trong dạ dày (dịch mật, axit clohidric, enzym pepsin…) trào ngược từng đợt hoặc thường xuyên lên thực quản, dẫn đến các tổn thương cho thực quản, họng và hầu. Bệnh có tên trong tiếng Anh là Gastro – oesophageal reflux disease.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản là sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố: yếu tố tấn công thực quản và yếu tố bảo vệ thực quản.
Yếu tố bảo vệ thực quản:

Cơ thắt thực quản dưới
Đóng vai trò điều tiết đóng – mở van tâm vị. Cơ thắt thực quản dưới yếu bẩm sinh là một nguyên nhân thường gặp của bệnh dạ dày thực quản ở những bệnh nhân nhỏ tuổi.
Chất nhày ở niêm mạc thực quản: Do sự tấn công của axit dạ dày, niêm mạc thực quản có thể bị viêm, loét. Nhiệm vụ của chất nhày niêm mạc thực quản chính là ngăn hiện tượng này xảy ra.

Nước bọt
Nước bọt kiềm tính, có tác dụng trung hòa axit dạ dày hoặc làm trôi bớt dịch axit dạ dày
Thực quản có khả năng tự co bóp: Cơ thực quản có thể co bóp tự nhiên theo chiều lên – xuống, giúp đẩy bớt dịch axit dạ dày trở lại, không cho dịch này trào ngược lên thực quản.

Yếu tố tấn công thực quản 
Hiện tượng dư thừa enzym tiêu hóa và axit HCl trong dạ dày
Quá trình tiêu hóa trì trệ: Hiện tượng này khiến cho thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày, khiến cho quá trình làm rỗng dạ dày chậm lại, dịch dạ dày có điều kiện trào ngược lên thực quản theo chiều co bóp của các cơ khi tiêu hóa thức ăn.

Rau xanh giúp làm mát dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày
Rau xanh giúp làm mát dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

Các triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất đa dạng và có thể xuất hiện tại thực quản hoặc những bộ phận khác của ống tiêu hóa. Có thể liệt kê 8 triệu chứng thường gặp nhất của bệnh như sau:

Ợ hơi
Hơi sẽ được sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn và thường được thoát ra ngoài cơ thể qua hậu môn. Tuy nhiên, với những bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, cơ thực quản dưới yếu, bị dãn ra nên hơi có thể thoát ra qua đường miệng dẫn đến chứng ợ hơi

Ợ nóng, ợ chua
Đây được xem là dấu hiệu chắc chắn nhất trong chẩn đoán các bệnh về dạ dày. Ợ chua xuất hiện do dịch axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, tới miệng gây cảm giác chua miệng. Ợ nóng do axit dạ dày tiếp xúc với lớp niêm mạc thực quản, thường gặp là cảm giác nóng, rát từ thượng vị dạ dày kéo dài đến sau xương ức.Buồn nôn và nôn

 

Buồn nôn và nôn là triệu chứng nặng hơn của hiện tượng ợ hơi
Không chỉ dịch vị và hơi trào ngược lên thực quản mà thức ăn cũng có khả năng trào lên. Cảm giác buồn nôn, nôn thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc sau khi đánh răng
Đau và tức ngực

Đau và tức ngực có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh như các bệnh về tim mạch, các bệnh về đường hô hấp, phế quản. Tuy nhiên, đau và tức ngực do trào ngược dạ dày thực quản khá đặc trưng:

  • Thường đau sau bữa ăn khoảng 30’ đến 1 giờ đồng hồ
  • Cảm giác đau nặng hơn khi nằm hoặc cúi xuống, cơn đau kèm nóng rát, có vị chua trong khoang miệng
  • Đau không lan đến vùng cổ, vai hoặc cánh tay
  • Không có hiện tượng chóng mặt, vã mồ hôi hay choáng váng

Nhiều nước bọt: Nước bọt tiết ra nhiều hơn theo phản xạ tự nhiên của cơ thể khi dịch vị dạ dày tràn lên khoang miệng – phản xạ tiết nước bọt nhằm trung hòa axit trong dịch vị dạ dày
Khàn giọng, đau họng, ho, hen
Axit trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản có thể làm tổn thương dây thanh quản, dẫn đến triệu chứng này

Khó nuốt

Axit dạ dày làm thực quản bị sưng và phù nề, dẫn đến hiện tượng khó nuốt
Đắng miệng: Nếu trong dịch vị dạ dày trào ngược lên có bao gồm dịch mật sẽ gây hiện tượng đắng miệng. Nếu đắng miệng có kèm ợ chua, ợ nóng thì khả năng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất cao

Điều trị với những thảo dược tự nhiên tại nhà

Enzym papain trong đủ đủ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa protein thành các axit amin, giúp các loại thức ăn khó tiêu, giàu protein tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, làm rỗng dạ dày, ngăn chặn dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.

Chữa trị trào ngược bằng thực phẩm tự nhiên tại nhà
Chữa trị trào ngược bằng thực phẩm tự nhiên tại nhà

Mù tạt
Mù tạt giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Mù tạt cũng là thực phẩm nhóm Alkaline nhiều dưỡng chất quan trọng với cơ thể như Mg, Ca, chất xơ….

Hạt methi (Hạt cỏ cari Ấn)
Loại hạt này có tính kháng khuẩn cao, giúp làm lành các vết thwong trong dạ dày, đồng thời cũng nhiều chất xơ, hỗ trợ đào thải các chất độc trong cơ thể.

Thì là
Không chỉ là một loại gia vị gia đình phổ biến, thì là còn có công dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản: thì là có chứa Anetholen giúp làm dịu các cơn co thắt trong dạ dày, giảm chứng đầy hơi và trào ngược.

Nghệ
Nghệ từ lâu đã được biết đến như 1 vị thuốc quý với hệ tiêu hóa. Curcumin trong nghệ ngăn chặn viêm nhiễm, ức chế nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình co bóp nhưng không tiết axit của dạ dày

Lô hội
Thành phần trong lô hội giúp giảm chứng ợ nóng, hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Có thể dùng gel lá lô hội (phần màu trắng nhìn thấy được sau khi bóc lớp bỏ xanh bên ngoài) pha với nước uống sau các bữa ăn hàng ngày.

Gừng
Gừng giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn với người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Có thể dùng trà gừng tươi sau mỗi bữa ăn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt

Gốc cam thảo
Một nghiên cứu trên 80 người bệnh đang trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dịch vị, kèm sử dụng cam thảo trong 3 tuần liên tiếp cho kết quả như sau: 75% có dấu hiệu cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số thảo mộc khác như hoa cúc Đức, thảo mộc Agrimoni, cây đu, cây hoắc hương…

Cách phòng ngừa bệnh

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là điều quyết định trong việc phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Không nên ăn no quá, nên chia nhỏ bữa ăn
  • Không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn
  • Không nên đi nằm ngay sau khi ăn xong, nên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để
  • thức ăn được tiêu hóa
  • Gối đầu cao khi nằm ngủ
  • Mặc quần áo rộng, thoáng mát
  • Tránh xa rượu, bia, các chất kích thích, thuốc lá…

Related posts

Co thắt dạ dày – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Quang Thắng

Các thực phẩm hỗ trợ điều trị loạn nhịp tim tại nhà

Quang Thắng

Các chức năng quan trọng của gan

Quang Thắng

Để lại bình luận