Thông thường, nhịp tim của người trưởng thành sẽ dao động từ 60 đến 100 nhịp đập trong một phút. Nhịp tim có thể chậm lại khi nghỉ ngơi hoặc tăng lên khi vận động. Nhưng nếu nhịp tim ủa bạn thay đổi thất thường mà không phải do tác động tâm lý hay hoạt động thì có thể bạn đang gặp phải hiện tượng rối loạn nhịp tim.
Khái niệm loạn nhịp tim
Loạn nhịp tim là hiện tượng tim bị lỡ mất nhịp đập bình thường. Các xung điện dẫn truyền trong tim không đúng làm nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường.
Rối loạn nhịp tim là một biểu hiện thường thấy ở các bệnh lý liên quan tới tim mạch như: huyết áp, mỡ máu, suy tim…
Dấu hiệu nhận biết
Người mắc chứng loạn nhịp tìm ngoài cảm nhận thấy nhịp tim tăng hoặc giảm rõ rệt còn có thể kèm theo một số triệu chứng như
- Nhịp tim bất ngờ tăng nhanh hoặc chậm lại
- Cảm giác rung động trong lồng ngực, đánh trống ngực
- Loạn nhịp tim kèm theo có triệu chứng đau tức ngực, khó thở
- Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt
- Một số trường hợp có thể bị ngất.
Nguyên nhân
Ở người khỏe mạnh bình thường, hiện tượng loạn nhịp tim có thể bị ảnh hưởng do cảm xúc hoặc sau khi hoạt động nặng khiến nhịp tim tăng nhanh.
Tuy nhiên, tình trạng loạn nhịp tim này cũng có thể bắt nguồn từ những bệnh lý khác nhau như
- Bệnh tăng huyết áp
- Bệnh huyết áp thấp
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim
- Bệnh nhân có sẹo mô ở van tim do phẫu thuật
- Bệnh xơ gan
- Bệnh lý tuyến giáp: cường giáp, nhược giáp
- Các chứng rối loạn tâm lý
- Tác dụng phụ do sử dung thuốc
- Ảnh hưởng của các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất gâu nghiệm, đồ uống có ga…
Thực phẩm điều trị loạn nhịp tim tại nhà
Chuối
Kali là một khoáng chất có lợi cho hoạt động của tím giúp ổn định áp lực dòng máu và nhịp tim. Bệnh nhân gặp phải chứng loạn nhịp tim nên ăm chuối mỗi ngày đề giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch khác.
Táo
Pectin và chất xơ trong máu có tác dụng làm giảm xơ vữa thành mạch, mỡ máu là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.
Lựu
Lựu là trái cây tót dành cho các bệnh nhân mắc chứng bệnh liên qian tới tim mạch. Các chất oxy hóa, đặc biệt là nitric oxide trong trái lựu giuaps cải thiện tốc độ máu chảy, ổn định nhịp tim.
Đậu nành
Đậu nành là một nguồn cung cấp protein tốt cho các bệnh nhân tim mạch. Thêm vào đó, trong đậu nành còn có chứa omega 3 cùng các loại khoáng chất có lợi trong điều hòa và ôn định nhịp tim.
Bông cải xanh
Vitamin K trong bông cải xanh có tác dụng tằng cường độ đàn hồi của thành mạch, giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch.
Các loại nấm
Các dưỡng chất có trong nấm là nguồn cung cấp đạm, vitamin, chất xơ… an toàn cho các bệnh nhân mắc chứng bệnh tim mạch.
Trà xanh
Các chất chống oxy hóa trong lá trà xanh có công dựng ngăn ngừa mỡ máu, máu đông giúp hỗ trợ ổn định nhịp tim. Ngoài ra, trà xanh còn có khả năng phòng tránh xơ vữa động mạch.
Cá
Cá hay các loại hải sản là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào. Đây là nhân tố giúp “bảo vệ” trái tim khỏe mạnh.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt vừa chứa hàm lượng chất xơ cao vừa có khả năng làm giảm cholesterol trong máu. Thêm vào đó, ngũ cốc nguyên hạt còn phù hợp cho những bệnh nhân ăn kiêng vì hàm lượng calo trong ngũ cốc tương đối thấp.
Nghệ
Thành phần kháng viêm trong nghệ giúp hỗ trờ điều trị chứng loạn nhịp tim do hiện tượng viêm động mạch ngoại biên gây nên.
Biện pháp phòng ngừa
Hình thành thói quen sinh hoạt lành manh: đảm bảo thời gian nghỉ đầy đủ, thường xuyên vận động thể thao
Tuyệt đối không hút thuốc lá
Hạn chế sử dụng các rượu bia, đồ uống có ga
Ăn ít đồ ăn dầu mỡ, an nhiều trái cây, rau củ
Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.