Đi cầu ra máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bệnh thường gặp

Đi cầu ra máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Đi cầu ra máu là một dấu hiệu của tổn thương đường tiêu hóa, có thể là hậu môn, trực tràng, ruột non hoặc đại tràng.

1. Đi cầu ra máu là gì?

Đi cầu ra máu (ảnh minh họa)
Đi cầu ra máu (ảnh minh họa)

Đi cầu ra máu là hiện tượng khi đi cầu có ra máu tươi hoặc ra phân đen. Có thể phân loại 2 trường hợp này như sau:

  • Đi cầu ra máu: liên quan đến tổn thương đại tràng, trực tràng, hậu môn (phần cuối của ống tiêu hóa).
  • Đi cầu ra phân đen: liên quan đến tổn thương thực quản hoặc ruột non (phần trên của ống tiêu hóa).

2. Nguyên nhân

Hiện tượng đi cầu ra máu thường có nguyên nhân do những bệnh thường gặp sau:

  • Bệnh trĩ: thường gặp nhất là mái tươi dính theo phân và có máu nhỏ giọt sau khi đi cầu.
  • Táo bón: táo bón nặng cũng dẫn đến đi cầu ra máu: phân quá cứng gây tổn thương hậu môn trong quá trình di chuyển ra ngoài, trường hợp nặng có thể gây xước, chảy máu hậu môn.
  • Kiết lị: Phân sẽ lẫn máu và chất nhày. Người bệnh kiết lị sẽ đi cầu nhiều lần trong ngày, có hiện tượng đau bụng, đau hậu môn khi đi cầu.
  • Ung thư trực tràng: bệnh ung thư trực tràng hiếm gặp ở người trẻ, đa phần gặp ở người già với biểu hiện là đi cầu ra máu tươi và kéo dài. Máu tươi có thể ra theo giọt hoặc theo tia tùy tình trạng của bệnh.
  • Ung thư đại tràng: Khác với ung thư trực tràng, ung thư trực tràng thường đi cầu ra ít máu hơn mà máu dính theo phân.
  • Ung thư đại trực tràng chảy máu: Máu chảy nhiều, kèm theo mủ và dính theo phân.
  • Nhồi máu ruột non do bị tắc tĩnh mạch mạc treo: Kèm với hiện tượng đi cầu ra máu đen hoặc máu tươi, người bệnh sẽ đau quặn bụng, đau dữ dội.
  • Polyp đại trực tràng: Bệnh Polyp đại trực tràng cũng là nguyên nhân của đi cầu ra máu, có thể ra máu từng tia hoặc từng giọt.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Thường gặp nhất là xuất huyệt dạ dày – tá tràng hoặc đường tiêu hóa bị nhiễm ký sinh trùng. Đi cầu ra máu trong trường hợp này phân thường có mùi rất đặc trưng (xem bài viết bệnh rối loạn tiêu hóa).
  • Nứt kẽ hậu môn: Trong trường hợp này, người bệnh thường đi cầu ra máu màu đỏ tươi, máu có thể ra nhiều (nhỏ giọt) hoặc ra ít (chỉ dính trên giấy vệ sinh khi chùi).
  • Dị ứng: Dị ứng nặng có thể dẫn đến xung huyết niêm mạc trực tràng, là nguyên nhân của hiện tượng đi cầu ra máu.

3. Dấu hiệu

Bên cạnh việc đi cầu ra máu thành từng giọt, từng tia dễ nhận biết, bệnh nhân đi cầu ra máu có thể ra máu rất ít, chỉ dính 1 chút vào giấy vệ sinh hoặc khi đi cầu phân có màu đen.

Khi có những biểu hiện dù rất nhỏ của đi cầu ra máu, nên đến các cơ sở y tế để xét nghiệm và kiểm tra để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Không nên chủ quan trước những biểu hiện này, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

4. Cách điều trị tự nhiên

Uống đủ nước

Bên cạnh việc thanh lọc cơ thể, nước còn giúp làm mềm phân, giảm ma sát khi đi cầu. Mỗi ngày nên uống từ 1.5 – 2 lít nước.

Bổ sung chất xơ

Chất xơ giúp giữ nước trong ruột, làm phân bở và mềm, dễ dàng di chuyểnkhi ra ngoài, giảm ma sát với thành hậu môn. Có thể bổ sung một số loại quả nhiều chất xơ sau để giảm đi cầu ra máu:
Mận: Trong thành phần quả mận chứa nhiều chất xơ không hòa tan và sorbitol – được coi là thuốc nhuận tràng tự nhiên.Chính vì vậy, quả mận còn được coi là bài thuốc dân gian chữa táo bón và đi cầu ra máu hiệu quả. Có thể dùng mận khô hoặc mận tươi đều có hiệu quả đáng kể.

Chính vì vậy, quả mận còn được coi là bài thuốc dân gian chữa táo bón và đi cầu ra máu hiệu quả. Có thể dùng mận khô hoặc mận tươi đều có hiệu quả đáng kể.
Các loại đỗ: đỗ tương, đậu Hà Lan, đậu bắp… đều chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, tốt cho hệ tiêu hóa.
Kiwi, lê: Hai loại quả này đều chứa 1 lượng lớn chất xơ, giúp nhuận tràng tự nhiên.

Ngũ cốc nguyên hạt: Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có tác dụng đáng kể với bệnh đại tràng và đi cầu ra máu. Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt cũng có nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch.

Sữa chua

Trong thành phần sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón, nhuận tràng, hỗ trợ điều trị đi cầu ra máu.

5. Phòng tránh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh bệnh đi cầu ra máu. Theo đó, trong thực đơn hàng ngày cần tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm sau:
Các loại gia vị cay nóng: phổ biến nhất như ớt, hạt tiêu.
Socola: Socola là thực phẩm khó tiêu, lưu lại trong đường tiêu hóa lâu làm chậm nhu động ruột (những co thắt giúp đẩy thực ăn di chuyển trong ruột) dẫn đến làm cản trở đường di chuyển của thức ăn, tăng nguy cơ táo bón và đi cầu ra máu. Các thực phẩm từ sữa như phomat cũng làm tăng nguy cơ táo bón, người bị đi cầu ra máu cần tránh.
Thịt có màu đỏ: Tương tự socola, những loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê… khó tiêu hóa, chứa hàm lượng sắt cao cũng làm tăng nguy cơ táo bón.
Chuối xanh: Chuối xanh chứa nhiều pectin (một chất hút nước từ ruột đối với phân) làm tăng nguy cơ táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên các bệnh nhân đi cầu ra máu không được ăn chuối xanh.
Đồ uống có cồn, café: Các loại đồ uống này khiến cơ thể mất nước, làm bệnh đi cầu ra máu thêm nghiêm trọng và kéo dài.
Ngoài ra, để phòng tránh đi cầu ra máu, cần tăng cường vận động, tập thể dục thể thao và không nên ngồi quá lâu một chỗ.Với dân văn phòng thường xuyên ngồi nhiều, có thể vận động nhẹ nhàng tại chỗ những lúc giải lao để phòng tránh đi cầu ra máu cũng như một số bệnh công sở khác.

Với dân văn phòng thường xuyên ngồi nhiều, có thể vận động nhẹ nhàng tại chỗ những lúc giải lao để phòng tránh đi cầu ra máu cũng như một số bệnh công sở khác.

Related posts

Các phương pháp điều trị viêm tụy tại nhà hiệu quả

Quang Thắng

Bệnh nhân viêm gan B viêm gan C không nên ăn gì?

Quang Thắng

Bệnh viêm nội tâm mạc – Những điều cần biết và thực phẩm hỗ trợ điều trị

Quang Thắng

Để lại bình luận