Tin tức

Giải thích từ ngữ trong công bố thực phẩm

Trong Nghị định 15/2018/NĐ/CP, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau, Oceanlaw sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng:

Giải thích từ ngữ trong công bố thực phẩm

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Là thực phẩm được dùng để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày cho con người nhằm duy trì tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người. Trong đó thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ chứa một hoặc nhiều chất hỗn hợp các chất sau:

 

a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
c) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ được trình bày ở dạng viên nang, viên hoàn, viên nén…. được chia thành các đơn vị liều nhỏ.

2. Thực phẩm dinh dưỡng y học chru yếu được dùng cho mục đích y tế đặc biệt. Có thể ăn bằng đường miệng, bằng đường ống. Thực phẩm dinh dưỡng y học được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
3. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt: Đối tượng sử dụng dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. Thực phẩm này sẽ được trộn theo công thức quy định nhằm đáp ứng được yêu cầu về chế độ ăn đặc thù, thể trạng bệnh lý các rối loạn cụ thể. 

Trong đó: Thực phẩm này phải khác biệt với những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.

Giải thích từ ngữ trong công bố thực phẩm

4. Các tài liệu chứng minh công dụng từ các công trình nghiên cứu khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học nghiệm thu, được các tạp chí khoa học trong, ngoài nước , y học cổ truyền, cây thuốc, vị thuốc được công bố trên các bản ấn khoa học.

5. Cá nhân, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm về hàng hóa của mình trong bản hồ sơ tự công bố thực phẩm. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm.

6. Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là các sản phẩm thực phẩm cùng loại, cùng tên, nhãn hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.

7. Lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ sản phẩm thực phẩm của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.

8. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

9. Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ là cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

10. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trên đây là sự tư vấn của Oceanlaw liên quan đến các thuật ngữ về công bố thực phẩm, khách hàng có nhu cầu công bố thực phẩm, thực phẩm chức năng trong nước và nhập khẩu vui lòng liên hệ 0904 445 449.

Tham khảo thêm:

Công bố lưu hành thực phẩm: Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm, Tư vấn Thủ tục công bố chất lượng mỹ phẩm, Tư vấn Thủ tục công bố tiêu chuẩn đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu, Tư vấn Thủ tục công bố chất lượng thực phẩm nhập khẩu, Tư vấn Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, Tư vấn Thủ tục công bố chất lượng phụ gia thực phẩm, Tư vấn Thủ tục quy trình đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm, Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.
 

Related posts

Làm đầy má hóp bao nhiêu tiền? Giải đáp thắc mắc của mọi chị em

Quang Thắng

Một số dòng két sắt được sử dụng hiện nay

Quang Thắng

Những mẫu gọng kính cận nam cao cấp đẳng cấp và sang trọng

Quang Thắng

Để lại bình luận