Tin tức

Dầu thực vật liệu có tốt?

Chất béo là 1 trong 3 nhóm thực phẩm chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể con người. Ngày nay, con người đặc biệt quan tâm đến sức khỏe vì vậy mỡ động vật đang được thay thế bởi các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu oliu, dầu hướng dương,… Vậy dầu thực vật có những lợi ích vượt trội nào với sức khỏe? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về công dụng của các loại dầu thực vật. 

Tác dụng của dầu mè

1. Làm đẹp da.

Giúp dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, hàm lượng kẽm cao trong dầu mè giúp sản xuất collagen – tăng độ đàn hồi cho da, đồng thời giúp sửa chữa các mô bị hư hại.

2. Chăm sóc răng miệng.

Uống dầu mè có thể giúp kéo theo các mảng bám trên răng từ đó làm sạch răng, thậm chí làm trắng răng.

3. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Nhờ magie và một vài thành phần khác trong dầu mè đã giúp làm giảm lượng đường có trong máu.

Tác dụng của dầu mè này khiến nhiều người bị bệnh tiểu đường đã dùng nó để thay thế dầu ăn hiện nay.

4. Giảm huyết áp.

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng dùng dầu mè thay thế các loại dầu ăn khác giúp làm giảm huyết áp đáng kể ở những người bị cao huyết áp.

Một chất chống oxy hóa và chất chống viêm gọi là sesamol giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch khác.

5. Bảo vệ DNA khỏi bức xạ.

Chất Sesamol có trong dầu mè giúp các DNA không bị hư hỏng bởi các bức xạ gây hại.

6. Ngăn ngừa ung thư.

Phytate là một hợp chất chống ung thư, nó có nhiều trong dầu mè. Ngoài ra magie trong dầu mè cũng có đặc tính ngăn ngừa ung thư.

7. Giúp xương chắc khỏe.

Trong dầu mè có một hàm lượng kẽm và canxi cao hơn so với các loại dầu khác. Rất cần thiết cho sự phát triển của xương và ngăn ngừa các bệnh liên quan.

8. Giảm táo bón.

Hạt vừng khá giàu chất xơ, đồng thời cũng giàu chất béo và protein. Dùng nó thay cho các thực phẩm khác khá tốt, thích hợp cho những người ăn chay.

9. Giảm đau, sưng do viêm khớp dạng thấp.

Trong dầu mè có nhiều khoáng chất giúp cung cấp sức mạnh cho các mạch máu, xương và khớp.

10. Ngăn ngừa các rối loạn hô hấp.

Nhờ vào thành phần magie mà nó giúp ngăn chặn sự co thắt đường thở, rất phù hợp cho những người bị hen suyễn.

11. Ngăn ngừa thiếu máu.

Tác dụng của dầu mè chủ yếu không phải là điều trị cho những người bị thiếu máu nhưng do trong dầu mè có một hàm lượng nhỏ chất sắt, từ đó giúp hỗ trợ hình thành các tế bào máu.

Tác dụng của dầu lạc

1. Mát xa (massage).

Dầu lạc chứa nhiều vitamin E giúp nuôi dưỡng làn da, đồng thời tiếp thêm sinh lực cho cơ thể, giúp giảm đau cơ, mỏi cơ.

2. Tốt cho tim mạch.

Dầu lạc chứa nhiều chất béo không bão hòa dạng đơn thể (omega 3), giúp làm giảm các cholesterol xấu, từ đó ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch,…

Ngoài ra, dầu đậu phộng có chứa axit linoleic là tiền thân của prostaglandins – thực hiện các chức năng co giãn mạch máu.

3. Giảm nguy cơ bị cao huyết áp.

Do có nhiều chất béo tốt nên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Resveratrol- chất chống oxy hóa trong dầu lạc có thể tương tác với nhiều kích thích tố như angiotensin, giúp co mạch máu, giảm huyết áp và giảm áp lực trên hệ thống tim mạch.

4. Trị mụn.

Nó có tính chống viêm, giúp điều trị các bệnh về da như eczema.

5. Điều trị táo bón.

Các thành phần trong dầu lạc rất dễ dàng hấp thụ.

6. Rất có lợi cho người bị tiểu đường.

Dầu lạc giúp giảm lượng đường trong máu, tăng lượng insulin trong cơ thể.

7. Làm kem dưỡng da.

Nó giúp giữ ẩm cho da, đồng thời chứa nhiều vitamin E nên sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa da sớm.

8. Chăm sóc tóc.

Dầu đậu phộng làm giảm mất protein, làm dày tóc, tăng cường độ ẩm, tái tạo tóc bị hư tổn.

Đồng thời vì có tính chống viêm nên sẽ giúp giảm bong tróc da đầu, trị gàu hiệu quả.

9. Dưỡng môi.

Là một kem dưỡng ẩm tự nhiên cho môi, đặc biệt thích hợp vào mùa khô, lạnh

10. Ngăn ngừa bệnh.

Chất Resveratrol trong dầu lạc giúp chống lại bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh thần kinh thoái hóa, bệnh Alzheimer và các bệnh nhiễm virus / nấm.

11. Giảm đau do viêm khớp.

Là một nguồn giàu canxi, vì thế rất có ích cho những người bị viêm khớp và đau khớp xương.

12. Giảm cân.

Dầu đậu phộng có lượng calo cao, nhưng lại chứa nhiều chất béo không bão hòa và nó mang lại cảm giác no. Nếu dùng liều lượng vừa phải nó sẽ giúp giảm cân.

13. Tăng cường hệ miễn dịch.

Do chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên sẽ giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do.

14. Trị liệu.

Dầu lạc có mùi hương rất dịu ngọt và hấp dẫn. Dùng nó để mát xa sẽ giúp thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tác dụng của dầu gấc:

1. Tác dụng của dầu gấc trong việc chữa nám da

Sử dụng dầu gấc để chữa nám da rất hiệu quả và rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một chút tinh dầu gấc rồi thoa đều lên vùng da mà bạn bị nán và thực hiện massage nhẹ nhành để dầu gấc được thấm sâu vào da hơn. Trước khi bạn thoa tinh dầu gấc lên vùng da bị nám, bạn có thể thực hiện xông hơi da mặt của mình bằng nước nóng hoặc bạn cũng có thể nhúng khăn mặt qua nước ấm rồi đắp lên mặt để lỗ chân lông trên da mặt được giãn nở và có khả năng hấp thụ dưỡng chất trong tinh dầu tốt hơn, có thể tăng hiệu quả trị nám da và dưỡng da tốt hơn.

2. Công dụng của dầu gấc giúp da căng mịn và ngăn ngừa lão hóa

Để dầu gấc đạt hiệu quả nhất trong việc giúp da căng mịn và ngăn ngừa lão hóa. Bạn cần chuẩn bị mặt nạ và sữa tươi không đường rồi làm như sau:

Bạn sử dụng 1 viên nang dầu gấc rồi cho vào trong 100 ml sữa tươi không đường (đảm bảo Vitamin E phải được hòa lẫn với sữa bạn nhé). Tiếp theo, bạn thực hiện cho mặt nạ vào ngâm trong đó khoảng từ 2 đến 5 phút rồi lấy ra và đắp lên trên mặt. Bạn đắp cho đến khi thấy mặt nạ khô thì lấy mặt lạ ra và rửa mặt thật sạch lại với nước ấm là được.

3. Tác dụng của dầu gấc đối với sức khỏe

Dầu gấc có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm lượng LDL Cholesterol, chống bị xơ vỡ động mạch và làm bền thành mạch. Từ đó có thể chống được tai biến.

Khi sử dụng dầu gấc làm gia vị cho các món ăn, không chỉ làm cho món ăn ngon hơn, hấp hơn mà còn chống táo bọn, rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Trong dầu gấc có lượng Curcumin sẽ có khả năng giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong thức ăn và nước uống hàng ngày của chúng ta.

Trong màng quả gấc có chứa Beta-carotene, lượng Beta-carotene có tác dụng giúp chống ô xy hóa mạnh và có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tác Dụng Của Dầu Hướng Dương

Tác dụng tinh dầu hướng dương đến hệ tim mạch:

Dầu hướng dương chứa nhiều các acid béo không bão hòa giúp cân bằng lượng cholesterol, đặc biệt có chứa lecithin có khả năng hạn chế lượng cholesterol hấp thu vào cơ thể từ đó ngăn ngừa các vấn đề về xơ vữa động mạch và bảo vệ hoạt động của các thành mạch. Ngoài ra các vitamin E, acid choline và acid phenolic cũng hỗ trợ các hoạt động của hệ tim mạch, giảm nguy cơ bị trụy tim, phòng nhiều bệnh tim mạch.

Tác dụng của dầu hướng dương lên hệ miễn dịch và giúp gia tăng táo tạo tế bào:

Các chất acid béo không no trong dầu hướng dương có khả năng kháng viêm giúp hỗ trợ chống viêm nhiễm, giảm kích ứng. Đặc biệt trong nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh rằng dầu hướng dương có khả năng ngăn nhiễm trùng trên làn da của trẻ nhỏ lên tới 14%. Khả năng chống viêm cũng rất tốt cho những người bị viêm xương khớp. Ngoài ra trong dầu hướng dương có chứa acid folic và folate có khả năng sản xuất tế bào mới từ đó giúp các vết thương nhanh lành. Dầu hướng dương cũng cung cấp lượng protein để phát triển các mô, tăng sản xuất các chất kích thích tố và enzym cho các hoạt động trong cơ thể.Đậu nành là loại lương thực rất có lợi cho sức khỏe. Tác dụng của dầu đậu nành có thể chống lão hóa và tốt cho hệ tim mạch. Chính bởi vậy cho nên dầu nành (dầu đậu nành) được chiết xuất từ các hạt đậu nành có giữ lại được các lợi ích “nguyên bản” và thực sự tốt cho sức khỏe con người.

Tác dụng của dầu đậu nành
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tác dụng của dầu đậu nành có từ đâu. Dầu nành (Dầu đậu nành) được làm từ hạt đậu nành nên có chứa đạm dinh dưỡng cao và chất béo bổ dưỡng: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, ngoài ra có 15-20% chất béo và 35-45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết cùng nhiều sinh tố và khoáng chất. Trong đó chất béo trong đậu nành sẽ được chiết xuất qua ép nóng và tinh chế. Chính vì vậy dầu nành tinh chế sẽ có màu vàng nhạt và không có vị và chứa hơn 60% axit béo đa không bão hoà.

Tại sao nói tác dụng của dầu đậu nành là tốt cho tim mạch.  Bởi vì nguồn cung cấp chất béo không chứa cholesterol lý tưởng. Nguồn chất béo không bão hòa đa (PUFA) và chất béo không bão hòa đơn (MUFA) là các chất béo tốt không chứa cholesterol. Điều này giúp phòng ngừa tình trạng cặn lắng và mảng bám trong thành mạch máu – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Đậu nành là loại lương thực rất có lợi cho sức khỏe. Tác dụng của dầu đậu nành có thể chống lão hóa và tốt cho hệ tim mạch. Chính bởi vậy cho nên dầu nành (dầu đậu nành) được chiết xuất từ các hạt đậu nành có giữ lại được các lợi ích “nguyên bản” và thực sự tốt cho sức khỏe con người.

Tác dụng của dầu oliu

Dầu ô liu được biết đến là loại dầu ăn tốt cho sức khỏe, đặc biệt với những người muốn giảm cân vì loại dầu này giúp cơ thể sản sinh nhiều cholesterol tốt, giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Dầu ô liu còn là nguồn chất béo giúp cơ thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư vú, huyết áp, tiểu đường…

Để hấp thu trọn vẹn những giá trị dinh dưỡng trong dầu ô liu, bạn nên sử dụng loại dầu này để làm các món salad, tưới lên các món ăn khi việc nấu nướng đã hoàn thành hoặc uống trực tiếp. Với điểm sôi nằm ở khoảng 160 – 190 độ C, dầu ô liu chỉ nên được sử dụng để xào món ăn ở nhiệt độ thấp.

Sức khỏe là nguồn tài nguyên quan trọng của con người. Chính vì điều đó, làm thế nào để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả mọi người. Thời gian gần đây, dầu thực vật được các chuyên gia khuyên nên sử dụng để thay thế cho dầu động vật. Để đồng hành cùng điều đó là sự ra đời của những chiếc máy ép dầu đa năng với nhiều tính năng tiện ích giúp 

Sức khỏe là nguồn tài nguyên quan trọng của con người. Chính vì điều đó làm thế nào để bảo vệ được nguồn tài nguyên quý giá này là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả mọi người. Thời gian gần đây, các chuyên gia khuyên sử dụng dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật. Nhiều người khi mua dầu thực vật bên ngoài thường lo lắng về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, với máy ép dầu thực vật, bạn có thể tự chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện nên hoàn toàn có thể kiểm soát được chất lượng nguyên liệu, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình

Với nhiều loại máy ép dầu lạc hiện nay các bạn có thể tự làm từ các nguyên liệu tự nhiên mà không phải bất an vì chất lượng của sản phẩm.

Related posts

Máy sấy lạnh công nghiệp thực phẩm

Quang Thắng

Cực mãn nhãn 6 mẫu ghế văn phòng đẹp nhất

Quang Thắng

Sâm tươi – Quà tặng cao cấp cho sức khỏe

Quang Thắng

Để lại bình luận