Nếu ai đã và đang là bà mẹ bỉm sữa thì chắc chắn vô cùng lo sợ khi nhắc đến căn bệnh “rối loạn tiêu hóa” ở bé con. Bệnh này khá phổ biến ở trẻ nhỏ, gây không ít phiền toái cũng như lo lắng cho mẹ và cả gia định.
Rối loạn tiêu hóa sẽ là nguyên nhân gây nên các hiện tượng biến ăn, còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Nhưng đây không phải là bệnh khó chữa ở trẻ.
Sau đây là một số mẹo nhỏ cho các bạn về các triệu chứng và cách khắc phục bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là những hiện tượng trẻ gặp phải những triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu,… Nếu để tình trạng này kéo dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, khi đó càng dễ bị rối loạn tiêu hoá hơn, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng, cứ thế gây nên một vòng lẩn quẩn không thể thoát ra được.
2.Những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa
Như đã nhắc đến ở trên, bệnh rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện các triệu chứng như bé thường bị tiêu chảy, táo bón, ăn không ngon miệng, nếu có ăn được thì nôn trớ, đi phân sống. Vì có những triệu chứng khó chịu mỗi khi nạp thức ăn này vào bụng nên trẻ lười ăn. Dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài.
Bệnh này thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, môi trường sống hay thực đơn dành cho bé còn chưa khoa học. Bệnh này để chữa trị không hề khó, chỉ cần mẹ tinh ý khi chọn đồ ăn cho bé và kiên nhẫn áp dụng chế độ ăn uống cho bé là bệnh hết trong một tích tắc
3.Cách khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa
Để chữa bệnh rối loạn tiêu hóa cho bé yêu không hề khó, bạn chỉ cần tuân thủ các tiêu chí vàng sau đây thôi:
- Bữa ăn đảm bảo chất lượng: Bữa ăn của trẻ phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng sau đây: chất đạm, chất bột đường, chất béo và đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất. Các món ăn phải đảm bảo tính an toàn, sạch, ăn chín uống sôi.
- Thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ: Không cho trẻ ăn thức ăn cần phải nhai khi trẻ chưa có đủ răng, vì động tác nuốt mà chưa nhai kỹ làm cho hệ tiêu hóa dưới phải làm việc nhiều và nặng hơn, có thể làm giảm sự tiết men và giảm cả nhu động ruột.
- Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh để tiêu hóa và hấp thu tốt.
- Điều trị bệnh triệt để khi trẻ mắc bệnh, cần đảm bảo chế độ ăn hợp lý khi trẻ bị bệnh: không ép trẻ ăn khi bệnh mà chỉ cho ăn tối đa số lượng trẻ có thể chấp nhận được. Khi trẻ bị bệnh thức ăn cần nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt và dễ tiêu để trẻ phục hồi sau khi bị bệnh.
Sau đây là một số món ăn cho các mẹ tham khảo cho bé, cực kì dễ làm lại tốt cho sức khỏe luôn:
Cháo thịt nạc xay : Món này nghe có vẻ quen thuộc nhưng ít bà mẹ nghĩ tới mỗi khi con mình gặp vấn đề về tiêu hóa. Mẹ chị cần xay nhỏ thịt nạc, ninh thêm nồi cháo nữa là bé tha hồ ăn ngon lại cải thiện tình trạng tiêu hóa đang “dở khóc, dở cười”.
Cháo bí ngô xay tôm sú : Những chất dinh dưỡng có trong bí ngô cùng hàm lượng đạm, chất béo, canxi có trong tôm thì tha hồ cho mẹ chữa bệnh táo bón cho bé luôn.
Món này nấu dễ ợt, tôm sú mẹ có thể để nguyên con nếu bé lớn, còn bé còn nhỏ thì mẹ có thể dùng ruốc tôm.
Các mẹ có thể tham khảo bài viết cách hướng dẫn làm ruốc tôm khô an toàn và đảm bảo vệ sinh của thực phẩm sạch sfood
Với những mẹ bận rộn không có nhiều thời gian để làm món ruốc tôm này có thể đặt hàng tại Sfood nhé
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ là cẩm nang bỏ túi hữu hiệu cho mẹ tham khảo. Chúc các mẹ thành công!!!