Vi khuẩn HP được biết đến là một tác nhân gây bệnh lý về đường tiêu hóa dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho con người. Nhiều người cho rằng vi khuẩn Hp gây hôi miệng điều này là đúng hay sai ?
Chứng hôi miệng khiến bất cứ ai mắc phải đều cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống và cả trong công việc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng hôi miệng như do mắc các bệnh về răng lợi, do sử dụng thuốc tây, thuốc lá hoặc mắc các bệnh lý khác về đường tiêu hóa…
Mới đây các nhà khoa học Nhật bản còn chỉ ra vi khuẩn Hp gây hôi miệng ở người. Sau đây là một số thông tin liên quan đến phát hiện này.
Bạn có thể quan tâm: Rối loạn tiêu hoá ở trẻ cách điều trị
Cơ chế gây hôi miệng của vi khuẩn Hp
Hơi thở có mùi khiến người khác có thể xa lánh bạn
Lý giải về phát hiện vi khuẩn Hp gây hôi miệng, các nhà khoa học chỉ ra hai luận điểm rằng (1):
Thứ nhất vi khuẩn Hp ký sinh trong tuyến nước bọt, khoang miệng, hầu họng của người. Trong quá trình sống nó có thể sinh ra nhiều gốc khí lưu huỳnh và các khí nặng mùi hôi khác như : sunfua, metin, mecaptan, dimetin…
Các khí này kết hợp với nhau sẽ tạo ra hơi thở có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, trong khoang miệng còn chứa nhiều loại vi khuẩn khác khi kết hợp với vi khuẩn Hp sẽ sinh ra mùi hôi cho hơi thở kéo dài mãn tính.
Thứ hai, một con đường khác dẫn tới hôi miệng cũng bắt nguồn từ vi khuẩn Hp đó chính là các bệnh như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… Vi khuẩn Hp gây ra các bệnh này, người mắc bệnh thường có triệu chứng đẩy trào ngược khí trong dạ dày lên thực quản, làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Đồng thời trào ngược dạ dày cũng làm cho axit ngược lên khoang miệng phân hủy tế bào ở khoang miệng hình thành các mùi hôi thối khó chịu.
Phát hiện vi khuẩn Hp gây hôi miệng có ý nghĩa tương đối quan trọng giúp người mắc chứng hôi miệng có thể xác định được các nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi và từ đó xác định đúng hướng điều trị.
Làm sao để tránh vi khuẩn Hp gây hôi miệng
Các con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp
Để tránh được vi khuẩn Hp gây hôi miệng cần xác định được các con đường lây lan vi khuẩn Hp từ đó phòng tránh đúng cách. Các con đường lây vi khuẩn Hp từ người này sang người khác chủ yếu là:
-
Lây nhiễm qua đường miệng – miệng: do dùng chung các dụng cụ vệ sinh răng miệng, chung đũa, thìa…
-
Lây nhiễm qua đường phân – miệng: Ruồi đậu từ phân của người có vi khuẩn Hp sau đó bám vào thức ăn khiến cho người ăn phải thức ăn đó nhiễm vi khuẩn Hp mà không hay biết.
-
Lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng: Vi khuẩn Hp trong dạ dày khi bị trào ngược sẽ lên miệng.
-
Lây nhiễm từ dạ dày – dạ dày: Khi người bệnh có vi khuẩn Hp đến các cơ sở y tế làm nội soi, sau đó bác sĩ không vệ sinh kỹ đầu dò sẽ khiến cho người nội soi tiếp theo bị nhiễm vi khuẩn Hp.
Hiểu được các con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp ta có thể chủ động phòng ngừa bằng cách:
Ăn uống lành mạnh, vệ sinh đúng cách giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp
-
Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình.
-
Tránh việc ăn uống ở các quán vỉa hè
-
Diệt trừ ruồi muỗi, giữ vệ sinh dụng cụ ăn uống.
-
Không hôn trẻ nhỏ, không nhai mớm thức ăn cho bé.
-
Nếu có vật nuôi hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho chúng.
-
Hạn chế ăn các loại đồ ăn tươi, sống
Với những kiến thức trên mong rằng bạn sẽ biết cách bảo vệ bản thân không bị nhiễm vi khuẩn Hp gây hôi miệng và các bệnh lý về đường tiêu hóa khác.
Xem thêm: